Các nhà máy chưng cất rượu whisky có tác động như nào tới môi trường. Những nhà máy này đã có những cải tiến gì trong việc bảo vệ và giúp ích tới môi trường sống của Trái Đất. Hãy cũng Whisky Kingdom tìm hiểu nhé.
Chúng ta thấy được gì qua những việc này:
– Ngành công nghiệp rượu whisky tại Scotland luôn tái sử dụng những thùng gỗ sồi đã bị loại bỏ bởi ngành công nghiệp rượu bourbon để hoàn thiện sản phẩm của mình.
– Năm 2009, Hiệp hội Scotch Whisky(SWA) khởi xướng chiến lược Môi trường Công nghiệp đối với tất cả các thành viên bao gồm 7 nhà máy chưng cất rượu whisky ngũ cốc và 101 nhà máy chưng cất rượu whisky mạch nha.
– Các cam kết bảo tồn đối với việc sử dụng bao bì và nước.
– Nỗ lực thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng ít gây tổn hại cho môi trường. Cam kết sử dụng 80% các nguồn năng lượng tái tạo từ ngay chính quá trình sản xuất vào năm 2050.
– Sử dụng nguyên liệu là ngũ cốc, mạch nha hữu cơ.
Những nỗ lực đó chắc chắn không chỉ là mục tiêu mà còn là vấn đề ưu tiên bậc nhất trong ngành sản xuất rượu whisky. Rõ ràng, người Scotland là những người dẫn đầu. Và thật may mắn, những nỗ lực đó đã lan tỏa và các nhà chưng cất rượu whisky khắp nơi trên thế giới cũng đã bắt đầu làm theo.
Sau đây là một số nỗ lực bảo tồn đáng chú ý nhất của những nhà chưng cất hàng đầu chắc chắn sẽ tạo ra tác động trong tương lai.
Nội dung bài viết
Diageo là một trong số rất ít những “tay chơi” gia nhập nhanh chóng vào vấn để bảo vệ môi trường.
Tại sao nói là “tay chơi”-vì họ gần như là người tiên phong cùng với một khoản đầu tư tốn kém nhưng bền vững. Chắc chắn họ đã nhận ra điều đó rất sớm.
Nhà máy chưng cất rượu whisky Roseisle được thành lập vào năm 2013 – là nhà máy chưng cất đầu tiên được xây dựng mới đặc biệt để đảm bảo tính bền vững. Nhà máy năng lượng sinh học hiện đại này đã định nghĩa lại một lần nữa việc sản xuất rượu whisky bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo từ chính các sản phẩm phụ trong quá trình chưng cất.
Thách thức với Diageo là phải đảm bảo và tăng cường sản xuất, đồng thời hạn chế lượng khí thải carbon. Và thật tuyệt vời, Nhà máy chưng cất Roseisle của Diageo đã vượt qua bài kiểm tra khi nó tiết kiệm 10.000 tấn C02 mỗi năm bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Diageo đang trên đường đạt được mục tiêu là không có rác thải chôn lấp và giảm 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030. Bên cạnh Roseisle, Nhà máy chưng cất rượu whisky George Dickel có trụ sở tại Tennessee cũng đang quản lý tất cả nước thải tại chỗ. Nhà máy chưng cất Valleyfield ở Quebec không còn gửi bất kỳ chất thải nào đến bãi chôn lấp nữa!
Nhà máy rượu Deanston có trụ sở tại Scotland lại có một cách tiếp cận hoàn toàn khác trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Nhà máy đã phát triển hệ thống thủy điện tại chỗ của riêng mình, thay vì sử dụng nguồn điện thông thường từ thành phố. Nguồn điện được tạo ra từ các tua bin thủy điện từ sông Teith chảy ngang qua nhà máy chưng cất. Nước không chỉ được sử dụng để sản xuất điện mà còn được sử dụng cho quá trình chưng cất. Nhà máy chỉ sử dụng 25% tổng lượng điện sản xuất cho hoạt động và phần còn lại được bán cho lưới điện quốc gia.
Trước khi được cải tạo thành một nhà máy chưng cất rượu whisky, tài sản ở Deanston từng là một nhà máy dệt và nó có bánh xe nước lớn nhất trong những năm 1830. Chính điều này đã tạo nên một sự cộng hưởng đáng kinh ngạc cho những nỗ lực bảo tồn hiện đại của nhà máy chưng cất.
Bainbridge Organic Distillers được biết đến là những người tiên phong sử dụng sản phẩm hữu cơ để tạo ra sản xuất ra toàn bộ dòng sản phẩm như whisky, rượu gins và rượu voka. Nhà máy chưng cất rượu whisky này đang sử dụng 100% ngũ cốc được trồng hữu cơ của Washington.
Về cơ bản, khi ngũ cốc được trồng theo phương pháp hữu cỡ sẽ ngăn chặn việc thải các hóa chất độc hại và phân bón tổng hợp vào môi trường. Những hợp chất có hại này sẽ xâm nhập vào nguồn nước ngầm hoặc nước sông, làm nhiễm độc nguồn nước và gây nguy hiểm cho các sinh vật sống, dù là con người hay động vật hoang dã.
Nhà máy chưng cất tuyên bố rằng rượu whisky làm từ ngũ cốc hữu cơ có vị ngon hơn nhiều. Rượu whisky do nhà máy sản xuất gần đây đã giành được giải thưởng ‘Rượu thủ công của năm’ từ Whisky Advocate cho loại rượu Whisky mạch nha Yama Mizunara Cask độc quyền của họ!
Chiến lược sử dụng 100% nguồn năng lượng tái tạo được xem là ý tưởng khả thi và hiệu quả nhất cho tới lúc này. Bên cạnh đó, một loạt các sáng kiển khác của các nhà máy chưng cất rượu whisky cũng đang thúc đầy và tăng cường tính bền vững của môi trường.
Có thể nói rằng, ngành công nghiệp rượu whisky đang có các mục tiêu rõ ràng và khả thi trong tương lai. Tuy nhiên, nó vẫn rất cần hỗ trợ tích cực hơn từ bên ngoài và sự nhận thức về bảo vệ môi trường trên toàn thế giới.