Whisky và Gin đều là những loại đồ uống được yêu thích ở rất nhiều nơi trên thế giới và có hàng triệu người tiêu dùng trung thành nhưng nếu được hỏi về nguồn gốc, sự khác biệt hay một số thông tin chi tiết hơn thì không có quá nhiều người biết và hiểu về chúng.
Trong bài viết này, Whisky Kingdom sẽ cố gắng đi sâu nhưng cũng sẽ để bạn vừa có cái nhìn toàn diện nhưng cũng đơn giản và dễ hiểu về phong cách hương vị, đặc điểm nổi bật của hai loại đồ uống và mức độ phổ biến của chúng trên toàn cầu.
Xuất hiện hàng thế kỷ trước đó và đã tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng về hàng ngàn loại cocktail độc đáo và ngon miệng, ngành sản xuất rượu whisky và gin đã trải qua những bước phát triển một cách phi thường và xây dựng được một cộng đồng trung thành hùng hậu.
Nào, hãy cũng đi sâu vào thế giới của whisky và gin nhé!
Nội dung bài viết
“Gin” có nguồn gốc từ tiếng Latin “genièvre”, có nghĩa là cây bách xù. Đó là một loại đồ uống có cồn và được chưng cất từ hỗn hợp được ủ từ ngũ cốc và thảo mộc phổ biến từ một loại quả mọng xuất hiện khá nhiều nơi trên thế giới là quả bách xù. Ngoài ra một số thảo mộc khác cũng được sử dụng như: cam, canh, gừng, cây bạch chỉ,…
Mỗi nhà chưng cất thì có một cách kiểm soát và tạo ra những loại rượu Gin rất khác nhau. Sự khác nhau đó có thể tới từ phong cách định hình hương vị, phương pháp kỹ thuật chưng cất,…chính những điều này đã tạo nên một loại rượu mạnh vô cùng độc đáo.
Một số thương hiệu Gin lớn như: Gordon’s, Bombay Sapphire, Hendricks và Beefeater.
Một số loại rượu Gin được nhiều người ưa chuộng như London Dry Gin, Plymouth Gin, Old Tom Gin, Sloe Gin. Đây cũng là bốn loại rượu Gin được Liên Minh châu Âu công nhận.
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cách mà người ta tạo ra London Dry Gin – một loại rượu Gin phổ biến trên toàn thế giới.
Rượu được sản xuất bằng cách lên men ngũ cốc, không qua giai đoạn ủ và được chưng cất công nghiệp patent still ngay. Chính điều này đã tạo nên độ tinh khiết cao cho rượu.
Quá trình chưng cất này tạo ra một loại rượu có nồng độ khá cao (khoảng 90%). Để giảm nồng độ của rượu Gin họ sẽ đem chưng cất lần 2.
Tuy nhiên hãy chú ý, rượu Gin có mùi rất thơm. Vậy thứ đó tới từ đâu?
Câu trả lời là trước khi đem chưng cất tiếp họ sẽ ngâm rượu với quả bách xù hoặc (và) các loại thảo mộc khác. London Dry Gin cũng yêu cầu không được bổ sung thêm nước nào khác ngoại trừ nước được pha vào rượu Gin trước khi đóng chai.
Sự khác nhau giữa các loại rượu Gin xảy ra ở quá trình chưng cất lần hai.
Một số nhà chưng cất chọn cách ngâm rượu nhiều giờ trong thảo mộc. Có nhà thậm chí còn ngâm một hai ngày để cho rượu ngấm được hương vị từ thảo mộc.
Một số khác lại chọn cách hóa hơi bằng cách treo một cái giỏ chứa thảo mộc trên nóc của lò chưng cất để hương thơm và hương vị của thảo mộc được truyền vào trong rượu.
Một số khác thì chọn cả hai cách cho “chắc chắn” để tạo một hương vị và hương thơm đậm đà nhất cho rượu Gin.
Hãy chú ý điều này vì đây chính là một đặc điểm khác nhau của whisky và gin.
Kỹ thuật ngâm rượu trong thảo mộc được dựa trên kinh nghiệm sản xuất của Beefeater Gin – một công ty lâu đời, nổi tiếng và thành công trong ngành.
Những nhà chưng cất mới như Bombay Sapphire thì lựa chọn cách thứ hai là hóa hơi, truyền hơi cho rượu.
Một ông lớn khác trong ngành như Hendricks Bombay Sapphire thì lại thích kết hợp cả hai.
Rượu whisky là một loại đồ uống có cồn được chưng cất từ các loại ngũ cốc lên men như lúa mạch, lúa mì hoặc ngô và không thêm bất cứ một nguyên liệu nào khác. Hãy nhớ lại một chút ở Gin bằng cách thêm nguyên liệu thực vật. Đây chính là điều khác nhau giữa whisky và gin.
Loại rượu mạnh này có nguồn gốc từ những năm 1400 ở Ireland. Trong tiếng Gaelic ‘Uisge Beatha’ có nghĩa là ‘Nước của sự sống’.
Có hai phương pháp chưng cất chủ yếu được sử dụng để chưng cất là rượu whisky là Pot Still và Column Still (Coffey Still).
Rượu chưng cất bằng Pot Still là phương pháp chưng cất truyền thống dạng nồi. Ưu điểm của Pot Still là rượu giữ được hương vị đậm đà tuy nhiên thời gian chưng cất lâu và sản lượng khá ít.
Năm 1830, phương phát Column Still ra đời. Phương pháp chưng cất dạng cột này thực chất là nó giống như nhiều Pot (nồi) được chồng lên nhau. Rượu được chưng cất có nồng độ cao, chưng cất được số lượng lớn, thời gian ít nhưng hương vị không được như Pot Still.
Tại Scotland, nếu một whisky muốn được công nhận là Single Malt Whisky thì nó phải được chưng cất bằng Pot Still.
Bước tiếp theo là trưởng thành rượu whisky trong các thùng gỗ sồi. Rượu whisky sau quá trình chưng cất được đồ đầy vào các thùng gỗ sồi và trải qua quá trình lão hóa trong một khoảng thời gian mong muốn.
Theo Hiệp hội rượu Scotch whisky thì tiêu chuẩn là ít nhất 3 năm. Với whisky của Ailen cũng là 3 năm còn với whisky Straight Bourbon của Mỹ là tối thiểu 2 năm.
Hầu hết các nhà chưng cất whisky tại Scotland thích ủ rượu của họ nhiều hơn 3 năm để có những sản phẩm tốt nhất.
Ở Mỹ, rượu phải được ủ trong các thùng gỗ sồi mới và được nung qua lửa và rượu được ủ trong đó ít nhất là 2 năm. Các thùng gỗ sồi này sau đó được xuất khẩu và tái sử dụng tại Scotland để tiếp tục quá trình trưởng thành của rượu Scotch whisky trong tối thiểu là 3 năm nữa.
Rượu whisky được chưng cất, trưởng thành và phối trộn theo những cách riêng độc đáo và khác nhau trên thế giới.
Tại Scotland, rượu whisky mạch nha đơn được phối trộn với rượu whisky ngũ cốc để tạo nên những blended whisky nổi tiếng như Chiavs Regal, Johnnie Walker hay Ballantine’s.
Tại Ấn Độ, rượu whisky được tạo ra bằng cách pha trộn giữa whisky Scotch nhập khẩu và rượu whisky sản xuất trong nước.
Rượu whisky Bourbon của Mỹ thì được tạo ra bằng một hỗn hợp ít nhất 51% từ ngô và các loại ngũ cốc khác.
Và bây giờ khi đã có được cái nhìn cơ bản về hai loại Whisky và Gin thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng nhé!
Whisky và Gin đều là những loại rượu mạnh được chưng cất từ lúa mạch hay ngũ cốc. Ở đó chúng đều giữ được những hương vị, hưng thơm đặc trưng của nguyên liệu ban đầu như lúa mạch của whisky hoặc quả bách thảo của gin.
Cả hai đều được đóng chai ở nồng độ 40% trong hầu hết các trường hợp. Một số trường hợp ngoại lệ như whisky hoặc gin Ấn Độ đều ở mức 42,8% hoặc một số chai rượu Scotch whisky.
Chúng đều là những nguyên liệu để tạo ra những ly cocktail tuyệt vời. Có tới hàng ngàn những ly cocktail được các chuyên gia và người pha chế sáng tạo ra từ hai loại rượu mạnh này.
Trong khi whisky được chưng cất với ngũ cốc, nước và men thì gin lại được ngâm với nhiều loại thực vật khác. Mặc dù cả hai đều mang những đặc trưng ban đầu của nguyên liệu thô nhưng whisky không được phép có thêm một nguyên liệu nào khác ngoài ngũ cốc.
Một điểm khác biệt nữa là về màu sắc của whisky và gin. Trong khi whisy mang màu sắc từ thùng gỗ sồi mà nó trưởng thành hoặc được pha chế các chất tạo màu riêng biệt thì rượu gin thường là không màu. Chỉ có một trường hợp ngoại lệ là Gin Bombay Sapphire mang màu xanh da trời.
Gin nổi tiếng ở miền Nam nước Anh và được coi không khác gì quốc tửu của Nam Anh. Trong khi đó Scotland coi rượu Scotch whisky là thức uống của riêng quốc gia họ. Cũng như vậy với whisky Ireland hoặc whisky của xứ Wales. Thật đặc biệt và cũng thật thú vị khi tất cả đều thuộc vương quốc Anh.
Về mặt thương mại thì sao? Hãy chuyển sang mức độ thành công trên thị trường của Whisky và Gin để xem hai loại rượu này được yêu thích ra sao trên toàn thế giới.
Ngành công nghiệp rượu whisky đạt doanh thu 80.586 triệu đô la Mỹ vào năm 2020. Trong đó, mức doanh thu trị giá gần 18,791 triệu đô la Mỹ được tạo ra bởi ngành công nghiệp rượu whisky ở Ấn Độ. Đó là một con số thật đáng kinh ngạc với sự yêu thích rượu whisky tại Ấn Độ.
Ngành công nghiệp rượu Gin đã tích lũy được hơn 12,938 triệu đô la Mỹ vào năm 2020 trong đó 3,357 triệu đô la Mỹ có được từ thị trường Vương Quốc Anh, chiếm tới ¼ doanh thu toàn cầu.
Rõ ràng có thể thấy được sức hút rất lớn tới từ rượu whisky với giá trị thương mại vượt trội và tầm phủ rộng ra toàn thế giới hơn là sự “địa phương hay quốc gia” từ rượu Gin.
Tuy nhiên để nói để Whisky hay Gin là đồ uống tốt hơn thì không một ai có thể dám khẳng định. Mỗi loại rượu đều có những người hâm mộ và trung thành riêng.